3 cách chế biến món ăn kiểu Nhật
“Xứ sở hoa Anh Đào” không chỉ là đất nước có nền văn hoá đa dạng mà ngay cả nền ẩm thực cũng có vô vàn các món ăn phong phú. Cùng Đại Dương Xanh khám phá các cách chế biến món ăn kiểu Nhật đơn giản, dễ làm này ngay nhé!
1. Tôm chiên bột kiểu Nhật
Tôm chiên bột là món ăn phổ biến ở Nhật Bản, đặc sản của vùng Nagoya. Điều đặc biệt của món ăn khiến nhiều người cực kỳ yêu thích chính là lớp vỏ bên ngoài giòn giòn, bên trong là thịt tôm mềm thơm.
Vị ngon của món ăn càng tăng thêm khi thưởng thức cùng với nước sốt tar tar hoặc mayonnaise. Điều quan trọng khi chế biến món tôm chiên bột kiểu Nhật này là phải ngập trong dầu để toàn bộ miếng tôm giòn đều.
Nguyên liệu:
- 450gr tôm
- 1/2 muỗng cà phê muối
- 1/2 muỗng cà phê tiêu đen
- 1/2 muỗng cà phê bột tói
- 200gr bột đa năng
- 1 muỗng cà phê bột ớt
- 2 quả trứng gà
- 200gr bột chiên xù
- 500ml dầu thực vật
Thực hiện:
Tôm bóc vỏ, chỉ để lại phần đuôi. Rửa sạch phần đều tôm. Cho tôm vào tô, gia vị với muối tiêu, bột tỏi.
Trộn bộ với bột ớt vào một tô nhỏ. Đập trứng vào một tô nhỏ, đánh đều. Cho bột chiên xù vào một tô hoặc đĩa nhỏ khác.
Làm nóng dầu trong một chảo sâu, đặt nhiệt độ 200 độ (nếu bếp nhà bạn là bếp điện. Cho từng con tôm vào hỗn hợp bột đa năng, sau đó nhúng vào tô trứng và sau đó là tẩm bột chiên xù biên ngoài.)
Cho tôm đã được tẩm các loại bột vào chảo dầu, chiên vài phút cho tôm chuyển màu vàng nâu, thường mất khoảng 5p. Dùng vá vớt tôm ra khỏi chảo, cho vào một đĩa có lót giấy thấm dầu thực phẩm.
=> Bày tôm ra dĩa, trang trí một vài lá xà lách và tương mù tạc. Món này sẽ ngon hơn khi dùng chung với sốt tar tar hoặc sốt mayonnaise.
Hướng dẫn làm sốt tar tar
Sốt tar tar là một loại sốt nguội làm từ mayonnaise trộn với rau thơm và rau củ ngâm giấm thái nhỏ.
Bởi vật, để làm món sốt này cần có 2 quả trứng, 1/4 củ hành tây, dưa chuột muối, muối biển, tiêu đen, chanh và 4 muỗng sốt mayonnaise.
Trứng luộc chín. Thái nhỏ hành tây và ngâm trong nước lạnh 10p để hết đắng và hăng.
Dưa chuột bao tử muối thái nhỏ. Hành tây sau khi ngâm xả sạch, vắt hết nước thừa.
Dùng một chiếc nĩa dầm trứng, thêm dưa chuột, hành, muối tiêu, một chút nước cốt chanh, mayonnaise và chút mùi tây và trộn đều với nhau.
2. Sushi
Nguyên liệu:
- 100gr thanh cua
- 500gr gạo Nhật (có thể thay bằng gạo trắng trộn với gạo nếp)
- 20ml dầu mè
- 20ml dấm
- 20gr muối
- 20gr đường
- 100gr trứng chiên
- 100gr dưa leo
- 100gr bơ sáp
Thực hiện:
Bước 1: Nấu cơm
Vo sạch gạo Nhật rồi sau đó châm nước vào ngâm 4 tiếng và nấu như bình thường. Khi cơm chín, dùng vá xới tơi cơm rồi bới ra bát.
Pha dầu mè, dấm, muối, đường theo tỷ lệ nhất định sau đó rưới lên cơm và trộn đều tay cho cơm thật dẻo, không bị nát là được. Để cơm nguội rồi cuộn.
Bước 2: Chiên trứng
Đập 2 quả trứng vào bếp rồi nêm 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà ohee đường, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê hạt nêm, sau đó đánh tam.
Cho tí dầu ăn và đổ hỗn hợp trên vào nòi, đậy nắp và nhấn nút Cook để chiên trứng.
Sau khi trứng chín, cắt trứng đã chiên thành từng thanh nhỏ.
Bước 3: Cuộn rong biên
Cuộn xuôi: Trải thanh cuốn ra, xếp rong biển ra, cho cơm vào rải đều. Lần lượt xếp các nguyên liệu vào rồi khéo léo cuộn lại cho thật chặt để khi bỏ thanh cuộn ra vẫn còn nguyên khối.
Sau đó dùng dao thật sắc (thấm sơ qua nước) để cắt sushi cuộn thành từng khoanh nhỏ.
Cuộn ngược: Sau khi rải đều cơm lên lá rong biển, bạn lật ngược lại, lớp cơm sẽ nằm dưới lá rong biển. Và cuộn sushi tương tự sushi xuôi.
Bước 4: Pha nước chấm
Cho nước tương và thêm 1 muỗng cà phê dấm, 1 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng ớt bột, trộn đều. Thêm một ít hành ngò để trang trí.
3. Sụn gà chiên giòn kiểu Nhật
Nguyên liệu:
- 300gr sụn gà
- 200ml sữa tươi không đường
- 10gr gừng
- 10gr tỏi
- 15ml xì dầu
- 15ml rượu mirin hoặc rượu gạo
- 2ml dầu vừng
- 2gr đường
- 40gr tinh bột khoai tây
- Dầu ăn
Thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch sụn gà, ngâm với sữa trong khoảng 15-20p. Vớt ra rổ, để ráo.
Bước 2: Gừng cạo vỏ, rửa sạch, đạp giập, băm nhỏ. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Ướp sụn gà với gừng tỏi băm, 1 muỗng canh xì dầu, 1 muỗng canh rượu trắng, 1/2 muỗng cà phê dầu vừng, 1/2 muỗng cà phê đường.
Ướp khoảng 30p, có thể bọc kín rồi để thịt trong ngăn mát tủ lạnh 2-3 tiếng để thịt được ngấm kỹ gia vị.
Bước 3: Cho dầu vào chảo, đun sôi.
Trong lúc chờ dầu sôi thì trộn đều bột khoai tây với sụn gà đã ướp, sao cho bột được bám ít nhất một lớp mỏng toàng bộ miếng sụn gà. Nếu thích, các bạn có thể trộn thêm ít hạt vừng trắng hoặc đen vào hỗn hợp bột này, lớp vỏ sẽ càng thơm và giòn hơn.
Bước 4: Chiên sụn gà: thả từng miếng sụn gà vào chảo chiên trên lửa vừa, đảo đều cho miếng sụn gà vàng đều 2 mặt là hoàn thành.